GIỚI THIỆU TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

I. Giới thiệu

1. Công đoàn cơ sở Bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy trực thuộc Công đoàn Ngành Y tế Tiền Giang được thành lập năm 1995 trên cơ sở tách chuyển Bệnh viện thuộc Trung tâm y tế huyện Cai Lậy thành Bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy trực thuộc Sở Y tế Tiền Giang theo Quyết định số 1381/QĐUB ngày 03 tháng 12 năm 1994 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.

2. Đến tháng 7/1995, hai đơn vị chính thức bàn giao, Công đoàn cơ sở Bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy được thành lập trực thuộc Công đoàn Ngành Y tế Tiền Giang với Ban chấp hành lâm thời gồm có 07 đồng chí.

3. Khoảng 1 năm sau đó, ngày 04 tháng 4 năm 1996, Đại hội đầu tiên của Công đoàn cơ sở Bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy được tiến hành, Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ 1 với 7 Ủy viên và Chủ tịch là Y sĩ Nguyễn Thị Thanh Nguyệt.

- Vượt bao khó khăn trải qua 9 kỳ Đại hội, Công đoàn cơ sở Bệnh viện đã dần lớn mạnh và không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng. Được Công đoàn ngành Y tế Tiền Giang đánh giá là một trong các CĐCS vững mạnh xuất sắc trong hoạt động Công đoàn. 

- Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2023, Công đoàn cơ sở bệnh viện có 19 tổ công đoàn, 488 công đoàn viên với 73% là nữ.

4. Ban chấp hành Công đoàn cơ sở bệnh viện ĐKKV Cai Lậy khóa IX, nhiệm kỳ 2023 - 2028

4.1. Ban Thường vụ

5.2. Ủy viên Ban chấp hành

II. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

  1. Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân; các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.
  2. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.
  3. Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
  4. Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội.
  5. Tổ chức thực hiện nghị quyết của công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định; thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.

III. Một số hoạt động nổi bật

IV. Định hướng hoạt động trong thời gian tới

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị, tác phong, lề lối làm việc, kỷ luật lao động. Nâng cao đời sống tinh thần, bảo vệ cho đoàn viên, người lao động; nhân rộng các mô hình hoạt động tiên tiến, hiệu quả.

2. Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh theo hướng thiết thực, hiệu quả, làm tốt công tác phát triển đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú đứng vào hàng ngũ của Đảng.

3. Tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; đồng thời vận động người lao động học tập, rèn luyện, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.